Rời quê vào thành phố đã nhiều năm, đồng lương làm mướn của họ cũng chỉ vừa đủ để đóng trọ và nuôi 2 con nhỏ. Khi buộc phải nghỉ việc, chị Hương được công ty hỗ trợ 85 nghìn đồng/ngày, còn chồng chị không có khoản hỗ trợ nào.
Hơn 3 tháng thất nghiệp, chủ nhà trọ chỉ bớt cho 400.000 đồng tiền phòng. Vì vậy, dù đã chắt chiu lắm nhưng số tiền được hỗ trợ quá ít ỏi, sau khi đóng tiền trọ thì chẳng còn dư bao nhiêu. Tháng nào, gia đình chị cũng phải vay mượn để trang trải cuộc sống.
![]() |
Nhiều người dân không thể bám trụ ở thành phố, đành về quê chờ dịch qua. |
Đầu tháng 10, thành phố chuyển sang trạng thái “bình thường mới”, nghe tin công ty hoạt động trở lại, chị Hương thấp thỏm mong chờ. Chị cũng đã đăng ký để được đi làm ngay từ những ngày đầu, nhưng đến nay vẫn chưa nhận được thông báo đi làm.
Chị Hương bùi ngùi: “Nghe nói công ty tôi mới đi làm 20% nhân công, không biết khi nào chúng tôi mới có thể đi làm trở lại, sắp hết năm rồi”.
Trước thời điểm dịch bùng phát, gia đình chị Hương đã lên kế hoạch cho Tết 2022. Theo thường lệ, năm nào họ cũng về quê sum vầy với người thân. Thế nhưng năm nay, sau nhiều tháng thất nghiệp, phải vay mượn để cầm cự ở thành phố, họ đã từ bỏ ý định đó.
![]() |
Sau 3 tháng thất nghiệp, nhiều lao động đang mong chờ để được quay lại với công việc. |
“Các năm trước, chỉ riêng tiền xe khách về quê cho 4 người đã hơn 10 triệu đồng, chưa kể nhiều chi phí sắm sửa khác. Vì vậy, không chỉ chúng tôi mà nhiều gia đình khác trong xóm trọ đã quyết định sẽ ở lại thành phố. Tết này, tôi chỉ mong thời gian nghỉ ngắn lại, nếu công ty vẫn hoạt động, tôi sẽ đăng ký đi làm để bù lại thời gian nghỉ vừa rồi”, chị Hương giãi bày.
Cùng chung tâm trạng như chị Hương là vợ chồng anh Nguyễn Văn Công, cũng làm công nhân tại quận Bình Tân. Hơn 3 tháng thất nghiệp, vợ chồng anh mới nhận được 1 đợt hỗ trợ của thành phố, số tiền 1,5 triệu đồng thậm chí chưa đủ để đóng 1 tháng trọ.
Giữa tháng 10, anh Công được công ty gọi đi làm, còn vợ của anh vẫn đang phải chờ, chưa biết bao giờ mới có việc. “Từ giờ đến Tết chỉ còn vài tháng, công việc lại không nhiều, nên dù muốn thì chúng tôi cũng chẳng lo nổi kinh phí để mà về quê”, anh Công chia sẻ.
Khánh Hòa
Sở GTVT TP.HCM mới đây đã cảnh báo tình trạng một số nhóm trên mạng xã hội lấy danh nghĩa là hội đồng hương, chuyến xe nghĩa tình… của các tỉnh để lừa gạt người dân đang có nhu cầu cấp thiết được về quê.
" alt=""/>‘Tôi mong Tết 2022 ngắn lại, công ty vẫn hoạt động bình thường’Nhìn cậu bé tự giác ăn uống, ít ai hình dung được con đang mang trong mình căn bệnh ung thư quái ác. Tháng 7 năm ngoái, chị Loan thấy ở cổ của con trai bị sưng một cục. Đưa đi khám ở quê nhưng không ra bệnh, sức khỏe con suy yếu nhanh, vợ chồng chị vét sạch túi được 2 triệu đồng để đưa con lên bệnh viện lớn ở TP.HCM. Sau khi thăm khám và làm xét nghiệm, bác sĩ chẩn đoán con bị ung thư hệ tạo huyết.
![]() |
Những toa thuốc hóa trị khiến môi, miệng và họng của Thạch Đó lở loét, ăn và lại ói ra. |
“Bác sĩ bảo chúng tôi về quê xin giấy chuyển viện gấp cho con sang Bệnh viện Ung bướu TP.HCM. Cũng trong đêm ấy con bị ngất xỉu, tim tôi như ngừng đập”, chị Loan nghẹn giọng.
Kể từ lúc đó, Thạch Đó bắt đầu gia nhập hội “chiến binh nhí” của Khoa Nhi, Bệnh viện Ung bướu. Đến nay, người mẹ mù chữ chẳng thể nhớ nổi con đã “đánh thuốc” bao nhiêu đợt, chỉ áng chừng cứ cách khoảng 1-2 tuần, mẹ con chị lại có mặt tại bệnh viện. Những toa thuốc ngoài danh mục bảo hiểm hết sức tốn kém, tác dụng phụ cũng nặng hơn.
Mỗi lần vô thuốc, con nóng sốt, môi, miệng và họng đều bị lở loét, hễ cứ ăn vào là lại ói ra khiến đứa trẻ sợ hãi, nhưng con chỉ im lặng chịu đựng. Căn bệnh cũng khiến con thường xuyên bị thiếu máu.
Chị Loan bùi ngùi: “Do truyền máu nhiều quá nên thằng bé đổi tính rồi. Trước đây con vui vẻ, hoạt bát lắm, nhưng giờ con lầm lì hơn, cứ hay lủi thủi một mình, chẳng chịu chơi với các bạn”.
Người mẹ nghèo càng xót xa khi phải chứng kiến con trai đau đến co quắp mỗi lần chọc tủy để làm xét nghiệm tủy đồ. Chị an ủi con, cũng là tự an ủi mình, cố gắng chịu đựng để níu giữ con lại được lâu hơn. Nhưng khó khăn cứ mãi thêm chồng chất, chị chẳng biết gia đình còn cố được đến lúc nào.
Quê ở Trà Vinh, tài sản duy nhất của gia đình chị Loan là căn nhà bằng tôn trên mảnh đất nhỏ được cha mẹ cắt cho. Không có ruộng đất hay công việc ổn định, chồng chị phải đi làm mướn cho người ta. Khi vét đất, khi lại đi biển, công việc bấp bênh, thu nhập cũng chẳng được là bao.
Trước khi Thạch Đó bị bệnh, cuộc sống của cả gia đình đã chật vật. Bản thân chị Loan bị thoái hóa cột sống, tụt canxi nên không thể đi làm. 2 con trai lớn sớm nghỉ học để đi làm, phụ đỡ cha mẹ tiền sinh hoạt. Nhưng 2 đứa trẻ năm nay chỉ mới 17-18 tuổi, tiền công chẳng được bao nhiêu.
Tháng đầu tiên Thạch Đó phát bệnh, tiền xét nghiệm, điều trị và chi phí đi lại, ăn uống của 2 mẹ con đã hết sạch khoản tiền 50 triệu đồng vay lãi nóng. Sau đó, tiền lãi cũng chưa thể trả, khoản nợ cứ thế tăng thêm.
![]() |
Bữa cơm nghẹn đẫm nước mắt của người mẹ nghèo và đứa trẻ tội nghiệp. |
Đợt dịch này, bác sĩ kéo giãn thời gian hóa trị lên 1 tháng 1 đợt, nhưng Thạch Đó thường hay bị ói và thiếu máu nên chị Loan chẳng dám về quê. May nhờ được người thân quen cho tá túc trong căn phòng trọ, hỗ trợ lương thực, thực phẩm nên mẹ con chị mới có thể cầm cự qua ngày. Thế nhưng, tiền để cho con trai điều trị cũng đã hết sạch.
“Vừa rồi, dưới quê cũng thực hiện Chỉ thị 16, mấy cha con chẳng lo nổi thân mình nên mẹ con tôi trên này tự tìm cách để sống sót quá mùa dịch. Nhìn con trai hiểu chuyện tôi vừa thương vừa đau lòng”, chị Loan khóc nấc lên.
Mùa dịch, chi phí cần để trang trải cho con được nhập viện điều trị tăng lên, nhưng thu nhập chẳng có nổi một đồng khiến gia đình chị Loan lâm vào đường cùng. Giờ đây, sinh mạng mong manh của Thạch Đó chỉ còn có thể nhờ vào những trái tim rộng mở che chở cho con.
Khánh Hòa
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:"Việc thực hiện điều chỉnh lịch nhằm đảm bảo thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Đảng, Chính phủ về việc tăng cường đảm bảo an toàn công tác phòng, chống dịch Covid-19; đồng thời, đảm việc tổ chức hai vòng đấu cuối giai đoạn 1 của giải được tiến hành kịp thời và an toàn", Thông báo của VPF nêu rõ.
V-League thực hiện nhiều biện pháp phòng chống dịch Covid-19 |
Hiện tại, hầu hết các sân cũng đã thông báo không mở cửa cho khán giả ở 2 vòng đấu tới, để phòng chống dịch Covid-19.
Ngoài V-League, VPF cũng điều chỉnh lịch thi đấu ở giải hạng Nhất. Cụ thể, vòng 9 sẽ kết thúc vào ngày 23/5.
Bên cạnh việc lo ngại dịch Covid-19, việc giai đoạn 1 V-League kết thúc sớm cũng để tạo điều kiện cho các cầu thủ được nghỉ ngơi trước ngày tuyển Việt Nam tập trung, dự kiến là ngày 10/5 tại Quy Nhơn.
![]() |
Lịch thi đấu vòng 12 và 13 của LS V-League 2021 |
Video Thanh Hoá 1-2 HAGL:
Đ.Nam
Tuyệt phẩm sút xa của Minh Vương cạnh tranh với các pha làm của Trần Phi Sơn (Hà Tĩnh), Bruno (Viettel), Hendrio (Bình Định) và Xuân Quý (Sài Gòn) trong top 5 bàn thắng đẹp nhất vòng 11 LS V-League.
" alt=""/>Giai đoạn 1 V